Tôi có những tấm ảnh cũ còn giữ được, năm 1951 học Trường làng, năm đó trường có 2 Thầy nên dạy 2 lớp, tôi chắc Thầy mà tôi vẫn thường gọi là Chú Hai tên của chú là Nguyễn Hoa Hẩu, cháu gọi ông Phủ Nguyễn Hà Thanh là ông Cố, ông thân tôi cũng gọi ông Phủ là ông Cố, nhà tôi ngày xưa sát cạnh nhà ông Phủ, còn nhà chú Hai cách nhà ông Phủ đến 2 căn, trong đó có căn nhà của tôi.
Chú Hai là cháu ruột của ông Phủ, còn ông thân tôi không phải là cháu ruột vì ông ngoại của ông than tôi là con nuôi của ông Phủ, do đó ngày xưa được cất nhà ngay bên cạnh dinh thự của ông Phủ, gọi là dinh thự vì nhà ông Phủ ngày xưa có 1 tầng lầu.
Hình của lớp
nầy không phải là lớp vở lòng của tôi, lớp vở lòng tôi học sớm hơn ở ngôi trường
làng bên kia sông, do chú tôi làm Trưởng giáo, nên tôi được theo chú theo anh
sang sông học. Sau đó Cách mạng mùa Thu, các Thầy về tỉnh dạy hay đi theo tiếng
gọi của non sông, trường đóng cửa, tôi bị thất học.
Chú Hai vốn
là con của thầy giáo Nguyễn Văn Đe dạy ở
tỉnh Sa Đéc, Long Xuyên ngày xưa, chú không có bằng Primaire, nên khoảng năm
1948, 1949 chú lấy trường học mở lớp dạy tư, tôi theo học, năm 1950 đi xuống tỉnh
thi đậu bằng Sơ Đẳng Tiểu Học.
Sau đó chú
Hai xin được làm Thầy giáo, tỉnh bổ thêm thầy Nguyễn Văn Chín ở Long Kiến Chợ Mới
về dạy, nên Trường có 2 Thầy. Còn tôi thi đậu bằng Sơ Đẳng Tiểu Học, đáng lẽ được
xuống tỉnh Long Xuyên học lớp Nhì, do nhà không có dư giả cho tôi đi học, nên
cha mẹ tôi gửi cho đi học với chú Hai, mỗi ngày chỉ học 1 buổi cho khỏi quên chữ
nghĩa, chờ thuận lợi cho đi xuống tỉnh học lại.
Đến năm 1954, cha tôi mất, anh tôi ở Pháp gửi thư về nhờ chú tôi giúp cho tôi đi học lại ở Châu Đốc. Năm 1956, cuối năm học thầy Châu Văn Tính nhờ chủ hiệu ảnh Ngô Biện ở đường Xe lửa đến chụp ảnh cuối năm làm kỷ niệm, lớp nầy nhiều anh học trễ cũng như tôi, họ ở Bình Di Bắc Nam, Núi Sam, Tịnh Biên, Mỹ Đức, Cái Dầu theo học, vì thầy giáo Châu Văn Tính dạy giỏi nên có em của Tỉnh Trưởng châu đốc là Nguyễn Văn Quan cũng theo học lớp nầy, còn con các Thầy gửi theo học cũng nhiều.
Năm 1956, đậu vào Đệ Thất Kỹ Thuật Cao Thắng, tôi được Chú cho theo học trường nầy, năm đó các lớp Đệ Thất được học tại chi nhánh Trường Kỹ Thuật Phan Đình Phùng địa chỉ 48 đường Phan Đình Phùng hay số 2 Phạm Đăng Hưng, nơi đây là nơi đặt tạm Trường Quốc Gia Âm Nhạc, lớp Kỷ sư Công nghệ khóa đầu tiên, vì nó gần Vườn Bách Thảo Sàigòn cũng thường gọi là Sở Thú, nên có hôm thầy nghỉ dạy, chúng tôi vào đây chụp ảnh.
Năm 1961, kỷ sư Nguyễn Văn Phúc dạy Kỹ Nghệ Họa chúng tôi, thầy có học bổng đi tu nghiệp ở Mỹ, nên có chụp ảnh kỷ niệm với Thầy, tiếp theo kỷ sư Lê Tài Quấc thay thế, chúng tôi cũng chụp ảnh kỷ niệm. Năm đó tôi làm Trưởng lớp, đến nay cũng quên họ tên các bạn trong lớp, tôi đưa hình lên Mạng, có ai đó ghi chú tên, nay nhân tiện, tôi thêm tên những bạn tôi còn nhớ.
1.- Nguyễn Văn Quế 18.- Bùi Ngọc Di
2.- Nguyễn Đắc Thận 19.- Lê Kim Nghĩa
3.- Nguyễn Văn Hai 20.- Phạm Minh Luân
4.- Lương Văn Nhơn 21.- Nguyễn Văn Vận
5.- Vũ Duy Dần 22.- Nguyễn Kim Biên
6.- Ngô Phước Tường 23.- Lý Thất
7.- Nguyễn Hồng Tuấn 24.- Tăng Tấn Tài
8.- Thầy Lê Tài Quốc 25.- Trần Hưng Bang
9.- Nguyễn Thế Hồng 26.- Trần Văn Quang
10.- Lê Hoàng Giáo 27.- Nguyễn Giụ Hùng
11.- Trần Bình Đức 28.- Phạm Văn Thuận
12.- Huỳnh Ái Tông 29.- Lê Ngọc Báu
13.- Cao Chánh Thơm 30.- Huỳnh Văn Dân
14.- Dư Quang Thuấn 31.- Nguyễn Hữu Chính
15.- Nguyễn Văn Phước 32.- Nguyễn Kim Chi
16.- Trần Văn Thành 33.- Trần Thanh Quang
17.- Võ Minh Châu
Nhân tiện, đưa luôn tấm ảnh khi học Cao Đẳng Sư Phạm có 6 người, nhưng trong ảnh không đủ vì thiếu người chụp ảnh Trịnh Như Tích và anh Nguyễn Văn Bài.
Và tấm ảnh tiệc Tân khoa, ảnh chụp chung có quý giáo sư Phân Khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn Viện Đại Học Vạn Hạnh, tiệc tại nhà Lý Trương Quang, hình như đây là cư xá của Nhân viên Bưu Điện Sàigòn, nằm trên đường Hồng Thập Tự, bên cạnh là sân bóng đá Hoa Lư.
866417122020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét