Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

NHỮNG BẠN HỌC NGÀY XƯA

 Tôi có những tấm ảnh cũ còn giữ được, năm 1951 học Trường làng, năm đó trường có 2 Thầy nên dạy 2 lớp, tôi chắc Thầy mà tôi vẫn thường gọi là Chú Hai tên của chú là Nguyễn Hoa Hẩu, cháu gọi ông Phủ Nguyễn Hà Thanh là ông Cố, ông thân tôi cũng gọi ông Phủ là ông Cố, nhà tôi ngày xưa sát cạnh nhà ông Phủ, còn nhà chú Hai cách nhà ông Phủ đến 2 căn, trong đó có căn nhà của tôi.

Chú Hai là cháu ruột của ông Phủ, còn ông thân tôi không phải là cháu ruột vì ông ngoại của ông than tôi là con nuôi của ông Phủ, do đó ngày xưa được cất nhà ngay bên cạnh dinh thự của ông Phủ, gọi là dinh thự vì nhà ông Phủ ngày xưa có 1 tầng lầu.

Hình của lớp nầy không phải là lớp vở lòng của tôi, lớp vở lòng tôi học sớm hơn ở ngôi trường làng bên kia sông, do chú tôi làm Trưởng giáo, nên tôi được theo chú theo anh sang sông học. Sau đó Cách mạng mùa Thu, các Thầy về tỉnh dạy hay đi theo tiếng gọi của non sông, trường đóng cửa, tôi bị thất học.

Thầy dạy vỡ lòng Lê Văn Thọ, Tông, Lê Văn Khải và Trò Độ bạn học lớp vỡ lòng, ảnh 60 năm sau

Chú Hai vốn là con của thầy giáo Nguyễn Văn Đe  dạy ở tỉnh Sa Đéc, Long Xuyên ngày xưa, chú không có bằng Primaire, nên khoảng năm 1948, 1949 chú lấy trường học mở lớp dạy tư, tôi theo học, năm 1950 đi xuống tỉnh thi đậu bằng Sơ Đẳng Tiểu Học.

Sau đó chú Hai xin được làm Thầy giáo, tỉnh bổ thêm thầy Nguyễn Văn Chín ở Long Kiến Chợ Mới về dạy, nên Trường có 2 Thầy. Còn tôi thi đậu bằng Sơ Đẳng Tiểu Học, đáng lẽ được xuống tỉnh Long Xuyên học lớp Nhì, do nhà không có dư giả cho tôi đi học, nên cha mẹ tôi gửi cho đi học với chú Hai, mỗi ngày chỉ học 1 buổi cho khỏi quên chữ nghĩa, chờ thuận lợi cho đi xuống tỉnh học lại.

Đến năm 1954, cha tôi mất, anh tôi ở Pháp gửi thư về nhờ chú tôi giúp cho tôi đi học lại ở Châu Đốc. Năm 1956, cuối năm học thầy Châu Văn Tính nhờ chủ hiệu ảnh Ngô Biện ở đường Xe lửa đến chụp ảnh cuối năm làm kỷ niệm, lớp nầy nhiều anh học trễ cũng như tôi, họ ở Bình Di Bắc Nam, Núi Sam, Tịnh Biên, Mỹ Đức, Cái Dầu theo học, vì thầy giáo Châu Văn Tính dạy giỏi nên có em của Tỉnh Trưởng châu đốc là Nguyễn Văn Quan cũng theo học lớp nầy, còn con các Thầy gửi theo học cũng nhiều.

Năm 1956, đậu vào Đệ Thất Kỹ Thuật Cao Thắng, tôi được Chú cho theo học trường nầy, năm đó các lớp Đệ Thất được học tại chi nhánh Trường Kỹ Thuật Phan Đình Phùng địa chỉ 48 đường Phan Đình Phùng hay số 2 Phạm Đăng Hưng, nơi đây là nơi đặt tạm Trường Quốc Gia Âm Nhạc, lớp Kỷ sư Công nghệ khóa đầu tiên, vì nó gần Vườn Bách Thảo Sàigòn cũng thường gọi là Sở Thú, nên có hôm thầy nghỉ dạy, chúng tôi vào đây chụp ảnh.

Hòa, Hơn, Châu Viễn, Liêm Đắc, Đông, Sĩ, Mẫn, Tông
Phưóc, Lý Lạc Long Giang, Phan Tùng, Trần Phước Châu,  Trường, Nguyễn Thanh Tòng

Năm 1961, kỷ sư Nguyễn Văn Phúc dạy Kỹ Nghệ Họa chúng tôi, thầy có học bổng đi tu nghiệp ở Mỹ, nên có chụp ảnh kỷ niệm với Thầy, tiếp theo kỷ sư Lê Tài Quấc thay thế, chúng tôi cũng chụp ảnh kỷ niệm. Năm đó tôi làm Trưởng lớp, đến nay cũng quên họ tên các bạn trong lớp, tôi đưa hình lên Mạng, có ai đó ghi chú tên, nay nhân tiện, tôi thêm tên những bạn tôi còn nhớ.

1.- Nguyễn Văn Quế           18.- Bùi Ngọc Di
2.- Nguyễn Đắc Thận         19.- Lê Kim Nghĩa
3.- Nguyễn Văn Hai           20.- Phạm Minh Luân
4.- Lương Văn Nhơn          21.- Nguyễn Văn Vận
5.- Vũ Duy Dần                  22.- Nguyễn Kim Biên
6.- Ngô Phước Tường        23.- Lý Thất
7.- Nguyễn Hồng Tuấn       24.- Tăng Tấn Tài
8.- Thầy Lê Tài Quốc         25.- Trần Hưng Bang
9.- Nguyễn Thế Hồng         26.- Trần Văn Quang 
10.- Lê Hoàng Giáo           27.- Nguyễn Giụ Hùng
11.- Trần Bình Đức            28.- Phạm Văn Thuận
12.- Huỳnh Ái Tông           29.- Lê Ngọc Báu
13.- Cao Chánh Thơm       30.- Huỳnh Văn Dân
14.-  Dư Quang Thuấn      31.- Nguyễn Hữu Chính 
15.- Nguyễn Văn Phước    32.- Nguyễn Kim Chi
16.- Trần Văn Thành         33.- Trần Thanh Quang
17.- Võ Minh Ch
âu  

Nhân tiện, đưa luôn tấm ảnh khi học Cao Đẳng Sư Phạm có 6 người, nhưng trong ảnh không đủ vì thiếu người chụp ảnh Trịnh Như Tích và anh Nguyễn Văn Bài.

Lương Văn Nhơn, Nguyễn Văn Đước, Huỳnh Ái Tông, Nguyễn Đức Lộc

Và tấm ảnh tiệc Tân khoa, ảnh chụp chung có quý giáo sư Phân Khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn Viện Đại Học Vạn Hạnh, tiệc tại nhà Lý Trương Quang, hình như đây là cư xá của Nhân viên Bưu Điện Sàigòn, nằm trên đường Hồng Thập Tự, bên cạnh là sân bóng đá Hoa Lư.

Hàng ngồi: Ngô Văn Phát, Nguyễn Văn Sung, Gs Kim, Nguyễn Đăng Thục, Doãn Quốc Sỹ, Huỳnh Minh Đức, KTS Vinh (đứng sau Gs Đức)
Hàng đứng: Huỳnh Ái Tông, Lý Trương Quang, Bùi Văn Sớm, Vũ Văn Trung, Chu Thị Xuân Mai, Trương Thị Bích Vân. Gia chủ ông thân của Lý Trương Quang, KTS Vinh.

 

866417122020






Thứ Hai, 7 tháng 12, 2020

Bạn tôi

Trong những ngày gần đây tôi bận theo dõi tin tức bầu cử năm 2020 để làm Vlog của mình, nên không rãnh để viết bài. Mấy hôm trước có anh Nguyễn Giụ Hùng bạn đồng môn ở Trung Học Kỳ Thuật Cao Thắng gửi cho một số bài, tôi chưa có thì giờ đưa lên Trang Web Cao Thắng của tôi, tuy nhiên tôi có chuyển bài đến Trang web Chim Việt Cành Nam và Việt Nam Văn Hiến, cả 2 nơi nầy đã hoặc sẽ đăng bài của anh Hùng.

Hôm nay tôi nhận được bài của anh Nguyễn Mạnh Hoạt, anh là kỷ sư ENSM, tức là cùng trường với kỷ sư Cao Thanh Đảnh, Nguyễn Tấn Phát nguyên Hiệu Trưởng Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng, tiếc rằng bài anh Hoạt gửi cho tôi 5 trang, nhưng tôi nghĩ là chưa xong nên không thể đăng, chờ anh hoàn tất sẽ đăng cho các bạn Cao Thắng cùng xem.

Anh Hoạt vào học ở Cao Thắng sau tôi 1 năm, vì tôi thi rớt Tú Tài 1 nên vào Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật cùng khóa với anh Hoạt, anh chỉ học tại đây chừng 2 hay nhiều lắm là 3 tuần rồi anh biệt tăm, sau nầy anh liên lạc được với  tôi qua email, tôi mới biết anh được học bổng, sang Pháp học kỷ sư.

Hình chụp ở Nante 1964, người đứng giữa Phạm Minh Luân con của Giám thị Phạm Văn Luật

Thỉnh thoảng anh có bài viết gửi cho tôi đăng trên Web Cao Thắng của tôi, tôi nhớ có bài anh viết nhờ anh bỏ học Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật nên tôi mới được vào học ở trường nầy. Lâu ngày, anh suy đoán không đúng, vì có anh theo học hay anh bỏ học, tôi vẫn được nhập học vì số sinh viên nhập học chưa đủ 10 người.

Năm đó Trường CĐSPKT tuyển vào lấy 10 sinh viên chính thức và 2 sinh viên dự khuyết. Tôi dự khuyết thứ 2. Khi nhập học chỉ có 6 người theo học, vì năm đó nhiều anh vừa đậu vào Trường Kỹ sư Công nghệ vừa đậu vào CĐSP nên đa số theo học Kỷ sư, bên CĐSP chỉ có anh Nguyễn Văn Bài và anh Nguyễn Mạnh Hoạt  theo học, các bạn mới cho tôi biết nên xin vào học ngay từ đầu để khỏi mất bài vở. Nên tôi xin vào học, được chấp thuận, tôi đã vào học từ đầu kể cả tôi trong lớp chỉ có 7 người vẫn còn thiếu 3 người nữa. Sau 2 hay 3 tuần anh Hoạt nghỉ, lớp học chỉ còn có 6 người mà thôi.  Sau 2 năm học, ra trường chỉ có 4 ngườị còn 2 anh còn lại chắc không có nhu cầu nên được giữ ở lại học 4 năm.

Bốn người ra trường, sau nầy có anh Lương Văn Nhơn và tôi làm Hiệu Trưởng, anh Trịnh Như Tích Quyền Hiệu Trưởng Trường Kỹ Thuật Gia Định, anh Nguyễn Văn Bài, Giám Học Trường Kỹ thuật Long Xuyên. Hai anh ra trường, ngạch Đệ nhị cấp có anh Nguyễn Văn Đước làm Hiệu Trưởng Trung Học Kỹ Thuật Tây Ninh, còn anh Nguyễn Đức Lộc giáo viên Trường Kỹ Thuật Việt Đức ở Thủ Đức về sau xáp nhập vào Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thủ Đức.

Năm nay, chúng tôi đã 80, có những anh lớn hơn chẳng hạn như anh Lương Văn Sĩ, anh Nguyễn Xuân Thới vẫn khỏe mạnh, vẫn còn sức từ Phú Lâm, từ Phú Nhuận đến Cầu Trắng ở Xa lộ Sàigòn hàng tuần uống cà phê trò chuyện vui vẻ, trước khi tan hàng, các anh hẹn gặp lại tuần sau. Trong số đó gần như Nguyền Đức Lộc và Nguyễn Văn Dưỡng tuần nào cũng có mặt. Tôi vẫn ước mình được như vậy, có vui vẻ vứt bỏ mọi ưu phiền sẽ sống lâu, sống trường thọ.

866404122020







Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

Sự lôi cuốn vào vấn đề xã hội

 Đầu năm nay 2020, về Việt Nam có mấy sự kiện làm cho tôi ghi nhớ.

Sự kiện quan trọng là dự tang lễ của Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Tôi có hân hạnh biết Ngài và đã có nhiều lần cung thỉnh Ngài dạy Phật Pháp cho các khóa sinh Trường Đào Tạo Huynh Trưởng A Dật Đa do tôi đãm trách chức vụ Đoàn Trưởng từ năm 1962 cho đến năm 1964.

Trước đó, tôi là Đoàn sinh, là Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Giác Minh, sinh hoạt tại chùa Giác Minh từ năm 1958, thời gian đó Đại Đức Thích Quảng Độ sau khi du học ở ngoại quốc về, chọn nơi đây cư ngụ, vì chùa Giác Minh là trụ sở của Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt Tại Miền Nam, là một trong 6 tập đoàn Phật Giáo đã thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1964.


Tháng 11 năm 1973, tại Đại hội kỳ V công cử Ngài giữ chức Tổng Thư Ký Tổng Thư ký Viện Hóa Đạo Viện Hóa ĐạoGiáo hội ĐạoGiáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

 

Thập niên 1970-1980: Vì không chịu để cho nhà nước Cộng Sản giám sát Giáo hội, đã soạn thảo, tập hợp nhiều tài liệu gởi đến chính quyền mới để tố cáo nhiều hình thức bạo hành và đàn áp Giáo Hội, nên cùng với HT Huyền Quang và 5 Giáo phẩm cao và trung cấp khác ở Viện Hóa ĐạoHòa Thượng đã bị nhà chức trách Việt Nam bắt giam từ tháng 4/1977, đến tháng 12/1978 được tha bổng sau một phiên tòa tại Sàigòn nhờ áp lực của chính giới và truyền thông Âu Châu, sau chuyến đi Pháp đầu tiên của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng.

Đến năm 1982, Mẫu thân và bản thân của Ngài bị trục xuất khỏi Sàigòn, cưỡng bách an trí tại nguyên quán là xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, Thái Bình.

 

Mười năm sau là năm 1992, Hòa Thượng tự ý bỏ nơi cưỡng bách cư trú, tìm vào Nam hoạt động công khai đòi tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Do chùa Giác Minh không được thuận duyên nên Ngài đến cư trú tại Thanh Minh Thiền Viện, thuộc Quận Phú Nhuận, Tp. HCM.

Sau 20 năm lưu trú tại Thanh Minh Thiền Việncuối năm 2018, vị Trụ trì Thiền viện này đã gây sức ép để Hòa Thượng phải rời đi. Ngày 15 tháng 9 năm 2018, HT Thích Quảng Độ đã phải rời khỏi Thiền việntá túc tại một số ngôi chùa; và ngày 5 tháng 10 năm 2018 lên tàu về quê ở Thái Bình. Đến ngày 18 tháng 11 năm 2018 thì Ngài trở lại Sài Gòn và đến ngụ tại chùa Từ Hiếu, Quận 8 cho đến ngày viên tịch.

 

Từ khi Hòa Thượng cư trú tại chùa Từ Hiếu, tôi có ý định đi vấn an Ngài, lần nầy về Việt Nam cũng có ý định đó, nhưng chưa thực hiện thì được tin Ngài viên tịch và hôm sau sẽ di quan, hỏa táng theo di chúc của Ngài. Lúc đó tôi đang ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Thích Quảng Độ (1928-2020)

Về đến nhà sau khi dùng cơm tối, tôi vội vàng đi viếng tang Ngài ngay, vì sợ ngày hôm sau tôi không có thể đi dự lễ. Đến nơi tôi mới biết theo chương trình còn 2 hôm nữa mới di quan. Tôi đến chùa Từ Hiếu khoảng 8 giờ tối khách đã vắng, nhưng vẫn có Tăng, Ni và Phật tử đến viếng tang, lễ Ngài.

Điện tang lễ, được trang hoàng toàn màu vàng tươi rất trang nghiêm, thanh tịnh. Sau khi viếng tang chừng nửa giờ, tôi ra về. Vì vấn đề dịch bệnh Coronavirus 2019, nên tôi không có dự lễ di quan và hỏa táng ngày 24-2-2020.

Như đã nói ở trước, ngày 22-2-2020, tôi được người quen cho quá giang đến Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ tại ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, do nhà tôi mến mộ 5 chú tiểu đã tham dự Chương trình truyền hình Thách Thức Danh Hài, nên chúng tôi muốn đi thăm các cháu.

Trong lần đi thăm nầy, tôi có gặp ông Lê Tùng Vân, chuyện vãng một lúc, ông gọi Nhất Nguyên trước rồi Hoàn Nguyên sau để hỏi tôi vài vấn đề. Trong khi trao đổi có mặt những người khác như một bà ở Canada, một cô ở Washington State, vợ chồng anh Thiện Đạt.

Người ở Thiền Am ngoài ông Lê Tùng Vân, Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên còn có Nhị Nguyên, Trùng Dương, cô Hương, cô Đài, cô Xuân, cô Huyền Trang …

Nhất Nguyên rồi Hoàn Nguyên hỏi tôi tập trung trong ba vấn đề chính:

-         Làm sao để có được bản quyền tác phẩm ?

-         Làm sao để có thể đi Mỹ ?

-         Làm sao để được đề cử giải Nobel ?

Tôi đã trả lời cũng như giải thích, muốn có bản quyền tác phẩm như sách, thì điều dễ dàng nhất là mình phải xuất bản sách.

Muốn được giải Nobel, người đoạt giải trước nhất phải được nhiều người có danh vọng giới thiệu, tác phẩm văn chương hay công trình sưu khảo, hành động mang lại nhiều lợi ích cho nhiều người.

Còn muốn được đi Mỹ, thông thường là có thân nhân bảo lãnh, hoặc đi theo diện kết hôn, hoặc có tổ chức tôn giáo bảo lãnh. Nhưng đi theo diện kết hôn, nghe nói sau 2 năm phải có con, nếu không sẽ không được cho định cư.

Nghe đến sau 2 năm phải có con, ông Lê Tùng Vân buột miệng nói liền:

- Chơi luôn !

Tôi không nói ra nhưng tự nghĩ ngay nơi đây tuyên bố là Tịnh thất là Thiền Am, là sư Thầy, ni cô mà nghe nói lập gia đình có vợ, có con là chấp nhận ngay. Như vậy là không đúng đắn, không tuân theo giới luật nhà Phật. Tôi ngờ vực ông Lê Tùng Vân và các sư thầy, các ni cô. Sau đó tôi xem lại các Video Clip của Nguyễn Sin về cuộc trao đổi với nhân chứng sống cô Tuyết, từng là cô giáo dạy trẻ em trong Trại Thánh Đức ở Bình Chánh, cuộc trao đổi với anh Dũng ở Bình Thủy, Cần Thơ và các giấy Chứng Sinh.

Từ đó nhà tôi và tôi không còn quan tâm đến Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ nữa.

Trong những ngày Giáp Tết năm Canh Tý, chúng tôi có đi tảo mộ ở chợ Tầm Vu, tỉnh Long An. Do xem Video Clip trên Kênh Hotboy Trà Sữa của Lợi và Tần. Biết Lợi là người đồng hương Dương Xuân Hội, Long An nên nhà tôi có hẹn đến thăm Lợi và Tần, được hai vợ chồng em đãi bữa cơm trưa. Hình như Tần có quay Video để đưa lên kênh Youtube của họ.

Chúng tôi cũng có đi thăm Nhóm Hội Ngộ Miền Tây nhân ngày họ nhận được Nút Bạc, được đi thuyền của Nhóm trên sông Hàm Luông, ăn mừng sinh nhật của con trai anh Võ Văn Phúc nhà ở Gò Vấp nhưng kêt bạn với Nhóm HNMT và đã tổ chức chuyến đi nầy.

Do những nguyên nhân trên, nên tôi bị cộng đồng mạng lôi kéo vào để tìm hiểu những danh từ như Vlog, Youtuber …, tên tuổi của những Youtuber như Bs Đỗ Nguyên Thiều, Dr Wynn Trần, Luật sư Trần Quốc Dũ, Mr Hiếu MMO, Trần Đình Nguyên, Toán Trần, Thế Tâm, Giang Ơi, Hoàng Lâm, Trần Long Ẩn, Thích Lang Thang, Hoa Lệ Sàigòn, Dòng Đời Tv, Lê Thân Thiện, Yến Trần, Sang Ken … mỗi người một vẻ tô điểm cho Vlog của họ.

Mong rằng các Youtuber sẽ dùng Vlog của mình ngoài việc kiếm tiền, còn góp tay giúp ích cho xã hội, có những trường hợp cơ nhỡ, nghèo khó đáng thương. Để xã hội chúng ta ngày càng tươi đẹp hơn, đáng sống vì đầy tình người yêu thương, ấm áp.






Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

Sự sai lầm sơ đẳng

Tôi đã in sách qua công ty Lulu.com từ đầu thập niên 2010 với những quyển sách như Văn Học Miền Nam 1623-1954Truyện của tôi, Trên cành chim hót …., sau nầy mỗi năm tôi in ít nhất cũng 2 quyển sách, có quyển vài chục trang như Hò Miền Nam, Lược sử Gia Đình Phật Tử Việt Nam.

Có quyển tôi in sách dầy tối đa là 740 trang. Như các quyển trong bộ Văn Học Miền Nam, Hai Muơi Năm Văn Học Miền Bắc, Văn Học Việt Nam Cận và Hiện Đại. Mỗi bộ từ 5 đến 7 quyển, mỗi quyển từ 600 trang đến 740 trang.

Trong năm nầy tôi in 2 quyển Những chuyến về Việt Nam, mỗi quyển 740 trang, quyển 1 là những bài viết qua các chuyến về năm 1996 cho đến 2017.

Quyển 2 là những bài viết trong năm 2018 đến 2020. Tất cả đều là những bài ký sự, tôi ghi lại với những hình ảnh trong các chuyến đi và đã đăng trên  Trang nhà Ái hữu GĐPT Vĩnh Nghiêm.

Nhưng khi in ra và gửi đến tôi thì cả 2 quyển đều sai, quyển thứ 1, cái bìa đúng, còn nội dung là một quyển viết về Corona Virus với cái tựa là: MAD SCIENCE & VU HAN LAB tôi không rõ tên tác giả, sách dày 758 trang.

Quyển 2, bìa đúng nhưng nội dung là các bài viết của quyển 1.

Do sự sai lầm nầy, ngày 25-8-2020, tôi gửi trả lại Lulu.com quyển 2 và yêu cầu họ in lại quyển khác cho tôi. Đến ngày 3-9-2020, tôi gửi trả lại quyển 1 để yêu cầu họ in lại. Kèm theo sách trả lại, tôi đều có thư mô tả sự sai lầm.

Sau đó tôi có gửi đến Lulu.com từ 2 đến 3 điện thư qua mục đóng góp ý kiến, cải tiến. Và họ có báo cho tôi biết, họ đã làm phiếu đặt hàng mới cho tôi ngày 15-9-2020.

Đến chiều tối ngày 23-9-2020, tôi nhận được cả 2 quyển sách họ in lại. Dĩ nhiên là rất đẹp và làm cẩn thận.

Trước đây họ in cho tôi cả 2 quyển trên cũng như quyển Cuộc đời làm Trưởng và Trường tôi, đều có những tờ giấy bị rớt ra.

Theo tôi biết, do Lulu.com phát triển, nhờ làm ăn phát đạt, họ mở rộng hoạt động, thu nhận thêm công nhân, nhưng do huấn luyện chưa đạt yêu cầu, nên những công nhân tân tuyển đã làm sai như “Râu ông nọ cắm cằm bà kia” hoặc là dán gáy không cẩn thận, nên có nhiều trang không dính chặt, bị rớt ra.

Đó cũng là lỗi sơ đẳng, nhưng có thể làm mất uy tín của một công ty đã có thành tích từ nhiều năm qua.

8664240920





Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Tòa lâu đài Kentucky

 Tiểu bang Kentucky thuộc về miền Đông Nam Hoa Kỳ, nó còn có tên là Tiểu Bang Blue Grass, không phải cỏ có màu xanh dương mà khi có bông, bông cỏ màu xanh dương.

Tiểu bang Kentucky nổi tiếng về trường đua ngựa Churchill Downs, được xây dựng năm 1875 tại thành phố Louisville, giữ kỷ lục có hơn 175.000 người năm 2015. Trường đua có diện tích tổng cộng hơn 59 ha.


Tiểu bang Kentucky có hang động Mamouth Cave nàm trong công viên quốc gia, có diện tích 52,830 mẫu Anh, nằm trong quận Edmonson. Hệ thống hang dà nhát thế giới, tổng ộng tới 400 dặm Anh. Được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào ngày 27-10 năm 1981. Được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 26-9-1990. Nơi đây cách xa thành phố Louisville 93 dậm Anh, lái xe mất chừng 1 giờ 27 phút. 

Ngoài ra Kentucky còn có Tòa lâu đài xây dựng theo phong cách Châu Âu, nằm trên đường Lexington, nối liền thành phố Lexington và quận Versaille.

Tòa lâu đài nầy The Kentucky Castle, cách Trường đua ngựa Lexington cũng như phi trường Lexington chừng 4.5 dậm,

Phi trường và Trường đua ngựa (Keeneland Association) nằm đối xứng nhau qua con đường US-60 cũng có tên là Lexington Road.

Phi trường Lexington

Về tòa lâu đài. Trước hết, lâu đài bắt đầu như một công trình của tình yêu. Rex và Caroline Martin được đưa tới những lâu đài cổ ở châu Âu, họ được tham quan khi đi du lịch vào năm 1968. Khi trở về nhà, họ mua khu đất rộng 53 mẫu Anh ở US 60 ở Woodford County, Kentucky, bên ngoài thành phố Lexington và năm 1969 đã khởi công xây dựng ngôi nhà mơ ước của họ. Tòa lâu đài hoàn thành có bảy phòng ngủ, 15 phòng tắm, bốn tháp ở góc, một tá tháp pháo, bức tường cao 12 foot, một cầu kéo, một đài phun nước Ý ở sân trong và sân tennis ở phía sau.

Nhưng trước khi lâu đài được hoàn thành, cặp vợ chồng ly hôn, Rex ngưng xây dựng, để ngôi nhà hai tầng rộng 10.400 foot vuông chưa hoàn thành và trống rỗng. Tòa lâu đài ở đó còn Rex chủ tài sản về Floriada sinh sống.

Năm 1988, Rex đưa lâu đài của mình ra thị trường với tấm biển “Cần bán được dán trên cổng, thông báo cho biết chỉ ớng dẫn xem nhà theo lịch hẹn. Lâu đài được rao bán liên tục trong suốt hai thập kỷ, trong thời gian rao bán có nhiều nhà môi giới bất động sản tỏ ra quan tâm đến tài sản này, đã tìm cách liên lạc với Rex, nhưng không hề nhận được bất kỳ phản hồi nào. 

Năm 2003, Rex Martin qua đời mà chưa hề bán lâu đài. 

Cuối năm đó, Thomas Post, tốt nghiệp trường trung học Lafayette ở Lexington và Đại học Kentucky, đã mua bất động sản này với giá 1,8 triệu đô la và công bố kế hoạch chuyển lâu đài thành nhà nghỉ chỉ phục vụ bữa sáng để người dân địa phương và khách du lịch cuối cùng có cơ hội chiêm ngưỡng. đằng sau những bức tường mà họ đã suy đoán trong nhiều năm. 

Nhưng vào năm 2004, ngôi nhà đó bốc cháy, thiêu rụi gần như toàn bộ tòa nhà chính. Những người dân địa phương hứng chịu cơn gió lửa (bao gồm cả hai người đi đường, họ đang học trung học vào thời điểm đó) đã tụ tập dọc theo đường Versailles vào đêm khuya, khi cấu trúc mang tính biểu tượng bốc cháy.

Tòa lâu đài bốc cháy trong đêm

Sau khi bị cháy, tòa lâu đài chỉ còn lại tường nhà, rào và tháp

Chủ mới xây lại, hoàn thành xây dựng năm 2008, chuyển tài sản thành khách sạn. Lâu đài kể từ đó đã được bán lại và được biết đến ngày nay tại Lâu đài Kentucky, một khách sạn sang trọng và địa điểm tổ chức sự kiện.

Bên trong, một sảnh lớn với trần nhà cao 10 mét, tường đá vững chắc và đèn chùm trang nhã chào đón khách. Lâu đài cũng bao gồm một thư viện, một phòng ăn lớn, một nhà bếp dành cho người sành ăn, một phòng ăn sáng tràn ngập ánh nắng và mười hai dãy phòng xa hoa.

Lâu đài Kentucky có địa chỉ: 230 Pisgah Pike, Versailles, Kentucky 40383 Phone: (859) 256-0322

Xe chạy từ ngoài đường Lexington Road thấy có lối mòn vào Tòa lâu đài, cũng có cửa rào, nhưng đây không phải là cổng chính, muốn vào lâu đài phải đi cổng chính nằm trên đường Pisgah Pike, được an toàn cho giao thông.

Chúng ta có thể mua vé tham quan The Kentucky Castle, ăn sáng. tối và nghỉ qua đêm, tổ chức cưới hỏi, hội nghị … Liên lạc qua điện thoại nêu trên hoặc qua website: thekentuckycastle.com

8664180820






Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

Vắcxin Mỹ chế tạo giúp tăng cường miễn dịch, thử nghiệm diện rộng cuối tháng 7

15/07/2020 09:41 GMT+7

TTO - Một loại vắcxin do Công ty Moderna của Mỹ bào chế đã bước đầu chứng minh khả năng tạo ra các phản ứng giúp miễn dịch trong cơ thể bệnh nhân. Kết quả đáng mừng này được công bố trên báo trên Tạp Chí Y Khoa New England.

Công ty dược sắp thử nghiệm vắcxin phòng bệnh COVID-19 với 30.000 người - Ảnh: REUTERS

Ngày 14-7, các nhà nghiên cứu tham gia dự án này công bố kết quả từ đợt thử nghiệm mới nhất với 45 tình nguyện viên được tiêm vắcxin từ tháng 3-2020. Theo đó, vắcxin giúp tăng cường hệ miễn dịch đúng như kỳ vọng.

45 tình nguyện viên được tiêm vắcxin có số kháng thể trong máu nhiều bằng số kháng thể trong cơ thể những bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh.

Theo Hãng tin AFP, cuối tháng 7-2020, vắcxin này sẽ được thử nghiệm diện rộng trên 30.000 người để xác định tính an toàn và hiệu quả trong việc chống lại virus corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).

Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, hoan nghênh bước tiến quan trọng này. Chính phủ Mỹ hi vọng sẽ có vắcxin ngừa COVID-19 khoảng cuối năm nay.

Theo bác sĩ Fauci, đợt thử nghiệm trên diện rộng tới đây sẽ gồm các tình nguyện viên là người lớn tuổi, người bị bệnh mãn tính, người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Latin.

Với 30.000 người tham gia, đợt thử nghiệm này sẽ là cuộc nghiên cứu vắcxin COVID-19 lớn nhất thế giới tính đến lúc này.

Trong nghiên cứu với 45 tình nguyện viên vừa qua, liều thử nghiệm là hai liều, mỗi mũi cách nhau một tháng.

Không có phản ứng phụ nào nghiêm trọng xảy ra với các tình nguyện viên. Hơn một nửa trong số họ cho biết sau khi tiêm, cơ thể có những phản ứng giống như khi tiêm các loại vắcxin khác như mệt mỏi, nhức đầu, ớn lạnh, sốt và đau nhức.

Ở ba bệnh nhân được thử nghiệm liều mạnh nhất, những phản ứng này nặng hơn, do đó các nhà khoa học không nghiên cứu liều này.

Theo nhóm nghiên cứu, vài phản ứng sau tiêm giống như triệu chứng nhiễm COVID-19 nhưng kéo dài khoảng một ngày.

Bác sĩ William Schaffner thuộc Trung tâm y tế Đại học Vanderbilt, chuyên gia về vắcxin nhưng không tham gia cuộc nghiên cứu, nhận xét đây là một kết quả "bước đầu tốt đẹp". Ông tin rằng đợt thử nghiệm cuối cùng có thể cho kết quả vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, cần lưu ý 45 tình nguyện viên thử vắcxin vừa qua là người trẻ tuổi, khỏe mạnh. Một đợt thử nghiệm với người già cũng đã được tiến hành nhưng chưa có kết quả cuối cùng.

HỒNG VÂN


Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

Chuyện một người bị nhiễm COVID-19: ‘Tôi qua được là nhờ chồng và con…”

VŨ ĐÌNH TRỌNG/Người Việt


Bà Nguyễn Mai Phương, chụp Tháng Tư năm 2020, trước khi bị dương tính với COVID-19. Hình: Nhân vật cung cấp

SALT LAKE COUNTY, Utah (NV) – Tính đến cuối Tháng Sáu, năm 2020, Salt Lake County là quận hạt có nhiều người nhiễm COVID-19 nhất Utah: 11,166 ca trong số 22,217 ca của tiểu bang. Trong có, ít nhất có một người Việt.

Xin mời độc giả theo dõi câu chuyện bà Phuong Nguyen, bị dương tính với COVID-19, rồi cùng gia đình chiến thắng con virus này như thế nào qua lời kể của người trong cuộc.

“Tôi qua được là nhờ chồng con…”

(Lời kể của bà Phuong Nguyen)

Khoảng giữa Tháng Hai, trong chuyến bay từ Pheonix (Arizona) về Salt Lake City (Utah), tôi tình cờ ngồi cạnh một phụ nữ bị cảm cúm, bà ấy cứ ho suốt chuyến bay. Về nhà đúng 24 tiếng sau, tôi… giống bà ấy, thậm chí còn hơn. Cổ họng tôi đau (rát) kinh khủng, kèm theo những cơn ho dữ dội, người mệt mỏi nhưng lại không bị sốt.

Chồng tôi là bác sĩ quân y QL.VNCH. Anh ở tù về, chúng tôi vượt biên và đến Mỹ nhờ cha mẹ tôi bảo lãnh. Ông bà cũng là thuyền nhân, đến Mỹ trước đó 2 năm. Chồng tôi làm Medical Computing, cũng xem như tôi có một bác sĩ riêng 24/24, phục vụ tận tình, chu đáo, lại không đòi… tiền khám bệnh. Tôi ho, anh mua thuốc ho cho tôi uống, nói đau cổ họng, anh xin bác sĩ thuốc trụ sinh cho tôi uống, nói chung chẳng ai chu đáo bằng.

Thế mà tôi cứ ho dai dẳng cho đến cuối tháng Năm. Chợt nhớ đầu tháng Sáu có hẹn với bác sĩ gia đình nên tôi gọi lại phòng mạch, nhân đó kể luôn chuyện mình bị ho dai dẳng. Bác sĩ yêu cầu đi test COVID-19 trước khi gặp.

Tôi test COVID-19 ngày Thứ Tư, 27 Tháng Năm. Mấy hôm trước không sao, đúng ngày đi test về thì đêm hôm đó tôi bị đau bụng, thêm chóng mặt và buồn nôn. Cơ thể tôi như không còn chút sức lực nào, càng lúc càng mệt, thở không nổi. Chồng tôi bắt mạch, thấy mạch yếu quá nên chở tôi vào bệnh viện gần nhà.

Tôi được bác sĩ truyền dịch, cho thêm thuốc giảm đau để tôi được dễ chịu. Họ bắt đầu thực hiện một số xét nghiệm như đo tim mạch, chụp X-ray phổi, thử máu, đo lượng oxy trong mu, v.v… Hơn 3 tiếng sau, họ gọi chồng tôi đến đón tôi về với dòng chữ ghi trong hồ sơ bệnh án: “Tình nghi COVID-19!”

Nhờ được truyền dịch, nên tôi thấy dễ chịu hơn. Chồng tôi cũng đã chuẩn bị cho tôi khá nhiều vitamin như B, C, D3, Zinc,… để tăng sức đề kháng cơ thể tôi lên.


Kết quả xét nghiệm COVID-19 của bà Phuong Nguyen. Hình: nhân vật cung cấp

Đến Chủ Nhật, phòng xét nghiệm gởi email cho tôi thông báo kết quả. Con trai tôi xem rồi la lên: “Mẹ ơi! Mẹ bị COVID-19 rồi!” Nhìn kết quả mà tôi vẫn chưa tin là mình bị dương tính. “Biết đâu họ test sai!” Tôi nghĩ thế.

Tôi đề nghị chồng tôi là bây giờ chúng tôi sẽ cách ly, mỗi người một phòng. Chồng tôi không chịu. Anh ấy nói nếu tôi bị dương tính thì anh ấy chắc cũng bị rồi, không sao hết. Anh nói: “Vả lại, em ẩu tả lắm. Em bên cạnh anh thì anh còn canh em được chứ em ở phòng riêng, chẳng chịu nói gì hết, cứ chịu đựng thôi thì anh biết làm sao. Thôi em cứ nằm bên cạnh anh để anh trông chừng.” Tôi nói sẽ nghe lời anh, nhưng phải ở riêng phòng, lúc đó anh mới chịu.

Ngày hôm sau tôi thấy hơi thở của mình khó khăn hơn, có chút gì đó vướng víu, không bình thường. Cả ngày tôi rất mệt mỏi, rồi bắt đầu ho. Ho từng tràng như súng liên thanh, ho như muốn xé ruột, xé gan.

Qua Thứ Ba, tôi mệt lắm, dù vẫn không sốt. Tôi chỉ ngồi dậy ăn chút gì đó chồng tôi nấu, rồi lại nằm. Đến giờ uống thuốc, anh đánh thức tôi dậy uống, rồi lại nằm. Ngày hôm đó tôi ho nhiều lắm. Ho từng tràng, càng ho càng chóng mặt, mắt hoa cả lên.

Con trai út sợ mình lây bệnh cho mẹ, nên cũng muốn test xem mình có bị hay không. Tuy nhiên người ta không cho test vì cháu không có triệu chứng gì. Lần đi thứ tư, cháu phải nói dối có bị ho nên mới được test. Kết quả âm tính nên cháu cũng nhẹ lòng hơn, vì biết không phải mình làm cho mẹ bệnh.

Qua Thứ Tư, hơi thở tôi ngắn đi thấy rõ, cứ hít vào chút xíu là phải thở ra, không thể hít vào sâu được. Lồng ngực tôi càng lúc càng nặng, tới chiều thì tôi thấy không ổn, nên hai cha con chở tôi vào bệnh viện. Ba người chúng tôi đang ở trên xe thì Đan, con trai lớn của tôi (đang học bác sĩ, nội trú năm thứ hai về thần kinh) gọi phone muốn tôi chờ cháu về khám kỹ cho tôi lần nữa trước khi tôi vào bệnh viện. Cháu sợ coronavirus xâm nhập vào trung khu thần kinh như bệnh nhân cháu đang theo dõi. Điều này rất nguy hiểm. Hình như điều lo sợ của cháu là đúng, chỉ một lúc sau, khi cháu chưa kịp đến thì hai chân tôi tê, không đứng nổi.

Tại phòng cấp cứu, cô y tá đẩy xe đưa tôi vào trong, cô nói với tôi: “Now! You can say goodbye your family.” Tôi chưa kịp hiểu điều đó nghĩa là gì, tính hỏi cô ấy tại sao cô lại nói như vậy, thì chồng con tôi chạy lại ôm lấy tôi. Anh xoa đầu tôi bảo là “Em đừng lo, anh để trong ví em cái phone với sợi dây charge. Em vô đó, có gì cần thì em gọi ra ngoài cho gia đình yên tâm.” Anh lúc nào cũng lo cho tôi như con nít vậy.

Thằng con út của tôi ôm lấy mẹ nói: “Mommy, don’t worry mommy. Mommy will be OK! Mommy will be OK!”

Tôi không hiểu họ có nghĩ là ôm tôi sẽ bị lây bệnh không, nhưng phản ứng tự nhiên của tình thương nên tôi cũng ôm lấy hai bố con.

Lúc cô y tá đẩy xe tới cánh cửa vào trong, một nhân viên mặc đồ bảo hộ y tế đi ra đón tôi, còn cô y tá thì dừng lại ở đó, lúc đó tôi mới hiểu tại sao cô ấy lại nói tôi từ giã gia đình. Những bệnh nhân vào trong này, có 3 con đường: Một là sẽ trở ra. Hai là sẽ được ở lại điều trị một mình. Ba, trường hợp xấu nhất sẽ là ra đi cũng một mình.

Khi có kết quả dương tính với COVID-19, tôi không nghĩ tới cái chết, vì tôi không sợ. Sống tới tuổi này, với tôi cũng đủ rồi. Ông Trời đã cho tôi quá nhiều ưu đãi, hai đứa con đều sống tốt, có lý tưởng, người chồng thì thương yêu mình hết lòng, thế là quá đủ cho một đời người. Chồng tôi và những đứa con đã cho tôi quá nhiều hạnh phúc, thế nên tôi sẽ không để họ phải buồn khổ, nên tôi sẽ không chết lúc này. Tôi sẽ cố gắng vượt qua thử thách này.

Trong khu cách ly, bác sĩ cho truyền dịch và làm nhiều xét nghiệm khác cho tôi. Lần này may mắn hơn là chỉ ở đó chừng 2 tiếng thì y tá gọi chồng tôi tới đón tôi về.

Sáng hôm sau tôi thấy dễ chịu hơn. Cảm giác chân không còn tê, lồng ngực cũng nhẹ hơn. Tôi nghĩ do tác dụng của chai dịch được truyền hôm qua. Ngày hôm sau nữa, tôi trở lại cảm giác mệt nhưng không dữ dội như hôm đi cấp cứu.

Qua hai lần cấp cứu, tôi nhớ lời bà bác sĩ gia đình khuyên tôi thật hữu ích: Phải nghỉ ngơi nhiều, uống thật nhiều nước, uống thuốc khi cần thiết, như bị ho uống thuốc ho, nhức đầu thì uống thuốc nhức đầu,… Điều quan trọng là khi cảm thấy không chịu được nên vào bệnh viện, quan trọng nhất là phải vào cấp cứu sớm.

Điều quan trọng hơn hết đó là tình thương của gia đình dành cho tôi, những viên vitamin, ly sữa, chén cháo,.. được chuẩn bị bằng tất cả tấm lòng của chồng và những đứa con. Nếu không có họ, có lẽ, tôi cũng không thể kể câu chuyện này.

‘Phải tỉnh táo trong mê hồn trận của đại dịch COVID-19’

(Lời kể của ông M. Nguyen)

Tôi và vợ tôi đều có tiền sử ung thư, dù đã được chưa khỏi, cộng thêm lớn tuổi nên dễ bị virus tấn công, nhất là coronavirus.

Tôi đón nhận việc nhà tôi bị dương tính COVID-19 môt cách bình thản, hay ít nhất phải tỏ ra như thế, vì tôi là chỗ dựa chính của nhà tôi.

Tôi là một bác sĩ trong binh chủng Nhảy Dù của QL.VNCH, những kiến thức về y học theo tôi hơn nửa đời người, cộng thêm sự tìm hiểu về coronavirus qua tài liệu, báo chí, cho tôi một số kiến thức để đối phó khi nhà tôi bị dương tính với COVID-19.

Chúng ta không biết nhiều về coronavirus. Chúng ta đang ở trong mê hồn trận của đại dịch COVID-19, vì mình chưa hiểu hết cách thức nó lây bệnh ra sao, truyền bệnh như thế nào, cơ quan nội tạng nào sẽ bị nó phá theo từng thời điểm, v.v… nên phải thật tỉnh táo. Điều quan trọng là phải phòng ngừa và biết tăng cường sức đề kháng của cơ thể để có sức chống chọi với virus khi bị nó xâm nhập.

Người từ 60 tuổi trở lên, nếu ăn uống không được nên có thêm isolate protein để tăng cường chất trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe hơn. Ngoài ra nên uống đều đặn một số vitamin nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể. Đương nhiên số lượng uống thế nào thì nên hỏi bác sĩ, chứ đừng thấy thuốc bổ nào cũng uống.

Ngay trong Tháng Hai, khi nhà tôi bị ho, tôi đã cho dùng thường xuyên một số vitamin như B, C, D3, và Zinc (kẽm). Nhà tôi ăn ít, tôi mua isolate protein pha vào sữa cho cô ấy uống để bảo đảm lượng protein và chất đạm. Như thế, dù không ăn được nhiều, nhưng trong cơ thể nhà tôi vẫn đủ chất để chiến đấu với con virus này.

Khi vợ tôi bị COVID-19, tôi theo dõi hơi thở của cô ấy, có mệt nhọc không, có khó khăn không,… Tôi hiểu, điều quan trọng lúc đó là phải theo dõi hơi thở, không thể để hơi thở người bệnh quá yếu, lúc đó vào bệnh viện thì e rằng quá trễ. Tôi cũng nghĩ mình có thể mất đi người thân yêu nhất của mình. Sợ lắm! Tâm trạng kinh hãi nhất là khi đưa nhà tôi vào phòng cấp cứu.

Lần đầu tiên chở nhà tôi đi cấp cứu. Khi họ đẩy nhà tôi vào khu cách ly, họ chỉ đưa tôi một số phone nói ít nhất hai tiếng sau hãy gọi vào với mã số đó, để biết tin tức của vợ tôi, chỉ được một người gọi thôi. Chúng tôi không kịp nói gì với nhau cả, tôi cũng không kịp chuẩn bị cho nhà tôi cầm theo cái phone để liên lạc. Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ. Nhờ nhà tôi được y tá đẩy xe vào trong khu cách ly, cánh cửa tự động khép lại, lúc đó hai chúng tôi ở hai thế giới hoàn toàn khác nhau.

Lòng tôi rối bời, đầu tôi xoay như chong chóng… Chẳng lẽ cả đời sống với nhau, chẳng lẽ bây giờ xa nhau như thế này ư? Rồi bây giờ không được gặp nhau sao? Lòng tôi đau như xát muối. Tôi sợ mất vợ chứ! Chẳng biết định mệnh sẽ như thế nào: Tôi sẽ đón nhà tôi về hay phải lo hậu sự cho vợ mình? Đó là một câu hỏi vừa đắng lòng, vừa đau đớn.

Một tuần sau, lại đưa nhà tôi vào vì chân cô ấy trở nên nặng nề, không thể cử động. Tôi hơi sợ, vì những người bị nhiễm virus, không chỉ riêng COVID-19, hay bị viêm dây thần kinh, khiến chân bị bại xụi. Chúng tôi ở bên ngoài chỉ biết cầu nguyện.

Lần này chỉ ở bệnh viện hơn hai tiếng. bác sĩ vẫn không tìm ra nguyên nhân, chỉ yêu cầu về gặp bác sĩ thần kinh. Ngoài uống thuốc chỉ định, tôi tiếp tục cho nhà tôi uống thêm vitamin, cho thêm isolate protein vào sữa, nên vợ tôi khỏe hơn.

Bây giờ tôi nghĩ đến hậu quả, như hơi thở vợ tôi vẫn còn yếu, và ngắn. Cô ấy không thể hít thở sau như trước, điều đó có nghĩa là phổi vẫn bị tổn thương, chưa hồi phục. Cho đến bao giờ hồi phục thì chưa biết. Rồi còn những “dư chấn” nào khác không? Ngay cả bác sĩ cũng không dự đoán được. Điều quan trọng là tôi phải theo dõi kỹ cô ấy, nếu có biểu hiện gì bất thường thì báo với bác sĩ, hoặc đưa vào bệnh viện.

Nhìn lại tôi thấy rằng, khi gia đình có người bệnh đừng hốt hoảng, phải chấp nhận đối đầu với con virus này. Nên nhớ tỷ lệ chết vì COVID-19 cũng chỉ khoảng 6% thôi. Bệnh nhân có thể hốt hoảng, nhưng chúng ta phải sáng suốt, bình tĩnh theo dõi tiến triển của bệnh, đặc biệt theo dõi hơi thở bệnh nhân. Nếu mệt một chút nên đưa vào bệnh viện càng sớm càng tốt, đừng để quá nặng.

Người bệnh mất nhiều trong bệnh viện hầu hết rơi vô những người phải đặt máy thở. Theo thống kê của CD Utah, khi phải dùng máy thở, thì cơ hội sống của bệnh nhân chỉ còn từ 15% đến 30% thôi. Cũng theo CDC Utah, một người bị dương tính COVID-19 sau 3 tuần lễ mà còn sống, coi như khỏi, không cần test lại.

Nhà tôi đã sống qua tuần thứ tư, kể từ ngày xét nghiệm dương tính.

Ơn trời!