Đầu năm nay 2020, về Việt Nam có mấy sự kiện làm cho tôi ghi nhớ.
Sự kiện quan
trọng là dự tang lễ của Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Tôi có hân hạnh biết
Ngài và đã có nhiều lần cung thỉnh Ngài dạy Phật Pháp cho các khóa sinh Trường Đào
Tạo Huynh Trưởng A Dật Đa do tôi đãm trách chức vụ Đoàn Trưởng từ năm 1962 cho
đến năm 1964.
Trước đó, tôi
là Đoàn sinh, là Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Giác Minh, sinh hoạt tại chùa Giác
Minh từ năm 1958, thời gian đó Đại Đức Thích Quảng Độ sau khi du học ở ngoại quốc
về, chọn nơi đây cư ngụ, vì chùa Giác Minh là trụ sở của Giáo Hội Tăng Già Bắc
Việt Tại Miền Nam, là một trong 6 tập đoàn Phật Giáo đã thành lập Tổng Hội Phật
Giáo Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1964.
Tháng 11 năm 1973, tại Đại hội kỳ V công cử Ngài giữ chức Tổng Thư Ký Tổng Thư ký Viện Hóa
Đạo Viện Hóa Đạo, Giáo hội Đạo, Giáo hội
Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.
Thập niên
1970-1980: Vì không chịu để cho nhà nước Cộng Sản giám sát Giáo hội, đã soạn thảo, tập hợp nhiều tài liệu gởi đến chính quyền mới để tố cáo nhiều hình thức bạo hành và đàn áp Giáo Hội, nên cùng với HT Huyền Quang và 5 Giáo phẩm cao và trung cấp khác ở Viện Hóa Đạo, Hòa Thượng đã
bị nhà chức trách Việt Nam bắt giam từ
tháng 4/1977, đến tháng 12/1978 được tha bổng sau
một phiên tòa tại Sàigòn nhờ áp lực của
chính giới và truyền thông Âu Châu,
sau chuyến đi Pháp đầu tiên của Thủ Tướng Phạm
Văn Đồng.
Đến năm 1982, Mẫu
thân và bản thân của Ngài bị trục xuất khỏi Sàigòn, cưỡng bách an trí tại
nguyên quán là xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, Thái Bình.
Mười năm sau
là năm 1992, Hòa Thượng tự ý bỏ
nơi cưỡng bách cư trú, tìm vào
Nam hoạt động công
khai đòi tự do tôn giáo tại Việt
Nam.
Do chùa Giác Minh không được
thuận duyên nên Ngài đến cư trú tại Thanh Minh Thiền Viện, thuộc Quận Phú Nhuận,
Tp. HCM.
Sau 20 năm lưu trú tại Thanh Minh Thiền Viện, cuối năm 2018, vị Trụ
trì Thiền viện này đã gây sức ép để Hòa Thượng phải
rời đi. Ngày 15 tháng 9 năm 2018, HT Thích Quảng Độ đã phải rời khỏi Thiền viện, tá túc tại
một số ngôi chùa; và ngày 5 tháng 10 năm 2018 lên tàu về quê ở Thái Bình. Đến ngày 18 tháng 11 năm 2018 thì
Ngài trở lại Sài Gòn và đến ngụ tại
chùa Từ Hiếu, Quận 8 cho đến ngày viên tịch.
Từ khi Hòa
Thượng cư trú tại chùa Từ Hiếu, tôi có ý định đi vấn an Ngài, lần nầy về Việt
Nam cũng có ý định đó, nhưng chưa thực hiện thì được tin Ngài viên tịch và hôm
sau sẽ di quan, hỏa táng theo di chúc của Ngài. Lúc đó tôi đang ở huyện Đức Hòa,
tỉnh Long An.
Về đến nhà sau khi dùng cơm tối, tôi vội vàng đi viếng tang Ngài ngay, vì sợ ngày hôm sau tôi không có thể đi dự lễ. Đến nơi tôi mới biết theo chương trình còn 2 hôm nữa mới di quan. Tôi đến chùa Từ Hiếu khoảng 8 giờ tối khách đã vắng, nhưng vẫn có Tăng, Ni và Phật tử đến viếng tang, lễ Ngài.
Điện tang lễ,
được trang hoàng toàn màu vàng tươi rất trang nghiêm, thanh tịnh. Sau khi viếng
tang chừng nửa giờ, tôi ra về. Vì vấn đề dịch bệnh Coronavirus 2019, nên tôi không
có dự lễ di quan và hỏa táng ngày 24-2-2020.
Như đã nói ở
trước, ngày 22-2-2020, tôi được người quen cho quá giang đến Thiền Am Bên Bờ Vũ
Trụ tại ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, do nhà tôi
mến mộ 5 chú tiểu đã tham dự Chương trình truyền hình Thách Thức Danh Hài, nên
chúng tôi muốn đi thăm các cháu.
Trong lần đi
thăm nầy, tôi có gặp ông Lê Tùng Vân, chuyện vãng một lúc, ông gọi Nhất Nguyên
trước rồi Hoàn Nguyên sau để hỏi tôi vài vấn đề. Trong khi trao đổi có mặt những
người khác như một bà ở Canada, một cô ở Washington State, vợ chồng anh Thiện Đạt.
Người ở Thiền
Am ngoài ông Lê Tùng Vân, Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên còn có Nhị Nguyên, Trùng Dương,
cô Hương, cô Đài, cô Xuân, cô Huyền Trang …
Nhất Nguyên
rồi Hoàn Nguyên hỏi tôi tập trung trong ba vấn đề chính:
-
Làm sao để có được bản quyền
tác phẩm ?
-
Làm sao để có thể đi Mỹ ?
-
Làm sao để được đề cử giải
Nobel ?
Tôi đã trả lời
cũng như giải thích, muốn có bản quyền tác phẩm như sách, thì điều dễ dàng nhất
là mình phải xuất bản sách.
Muốn được giải
Nobel, người đoạt giải trước nhất phải được nhiều người có danh vọng giới thiệu,
tác phẩm văn chương hay công trình sưu khảo, hành động mang lại nhiều lợi ích
cho nhiều người.
Còn muốn được
đi Mỹ, thông thường là có thân nhân bảo lãnh, hoặc đi theo diện kết hôn, hoặc có
tổ chức tôn giáo bảo lãnh. Nhưng đi theo diện kết hôn, nghe nói sau 2 năm phải
có con, nếu không sẽ không được cho định cư.
Nghe đến sau
2 năm phải có con, ông Lê Tùng Vân buột miệng nói liền:
- Chơi luôn
!
Tôi không nói
ra nhưng tự nghĩ ngay nơi đây tuyên bố là Tịnh thất là Thiền Am, là sư Thầy, ni
cô mà nghe nói lập gia đình có vợ, có con là chấp nhận ngay. Như vậy là không đúng
đắn, không tuân theo giới luật nhà Phật. Tôi ngờ vực ông Lê Tùng Vân và các sư
thầy, các ni cô. Sau đó tôi xem lại các Video Clip của Nguyễn Sin về cuộc trao
đổi với nhân chứng sống cô Tuyết, từng là cô giáo dạy trẻ em trong Trại Thánh Đức
ở Bình Chánh, cuộc trao đổi với anh Dũng ở Bình Thủy, Cần Thơ và các giấy Chứng
Sinh.
Từ đó nhà tôi
và tôi không còn quan tâm đến Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ nữa.
Trong những
ngày Giáp Tết năm Canh Tý, chúng tôi có đi tảo mộ ở chợ Tầm Vu, tỉnh Long An.
Do xem Video Clip trên Kênh Hotboy Trà Sữa của Lợi và Tần. Biết Lợi là người đồng
hương Dương Xuân Hội, Long An nên nhà tôi có hẹn đến thăm Lợi và Tần, được hai
vợ chồng em đãi bữa cơm trưa. Hình như Tần có quay Video để đưa lên kênh
Youtube của họ.
Chúng tôi cũng
có đi thăm Nhóm Hội Ngộ Miền Tây nhân ngày họ nhận được Nút Bạc, được đi thuyền
của Nhóm trên sông Hàm Luông, ăn mừng sinh nhật của con trai anh Võ Văn Phúc nhà
ở Gò Vấp nhưng kêt bạn với Nhóm HNMT và đã tổ chức chuyến đi nầy.
Do những
nguyên nhân trên, nên tôi bị cộng đồng mạng lôi kéo vào để tìm hiểu những danh
từ như Vlog, Youtuber …, tên tuổi của những Youtuber như Bs Đỗ Nguyên Thiều, Dr
Wynn Trần, Luật sư Trần Quốc Dũ, Mr Hiếu MMO, Trần Đình Nguyên, Toán Trần, Thế
Tâm, Giang Ơi, Hoàng Lâm, Trần Long Ẩn, Thích Lang Thang, Hoa Lệ Sàigòn, Dòng Đời
Tv, Lê Thân Thiện, Yến Trần, Sang Ken … mỗi người một vẻ tô điểm cho Vlog của họ.
Mong rằng các
Youtuber sẽ dùng Vlog của mình ngoài việc kiếm tiền, còn góp tay giúp ích cho xã
hội, có những trường hợp cơ nhỡ, nghèo khó đáng thương. Để xã hội chúng ta ngày
càng tươi đẹp hơn, đáng sống vì đầy tình người yêu thương, ấm áp.